KIẾM ĐẠO NHẬT BẢN

Kendo (剣道 (劍道) けんどう Kendou, Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm), là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật, ví dụ như kenjutsu Katori Shintō-ryū. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được đề ra bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản là để “trui rèn nhân cách con người thông qua đường kiếm” Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có người chuộng phần thể thao.

kendo

I . LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA KIẾM ĐẠO.

Kiếm Nhật xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 11, có lưỡi sắc bén và sống hơi cong lên. Sau khi cuộc chiến tranh Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi (1392 – 1573), nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn 100 năm. Nhiều võ đường dậy Kenjutsu đã được thành lập. Chính trong thời kì này, súng trường đã du nhập vào Nhật Bản và nhờ thế kỹ thuật, kỹ xạo rèn luyện kiếm đã có những bước tiến thượng thừa.

kiem-si-1

II. VÕ PHỤC VÀ DỤNG CỤ TẬP LUYỆN CỦA KIẾM ĐẠO.

Kendo được tập luyện với bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản (hakama), bộ giáp bảo vệ cơ thể (防具 bōgu) , một loại quần có dây buộc ở thắt lưng với 2 ống quần rất rộng. Cái khăn bằng cotton (手拭い – tenugui – てぬぐい) được quấn quanh đầu trước khi đội men dùng để thấm mồ hôi đồng thời làm cho “men” được đội chặt

Bộ giáp bảo vệ được dùng để bảo vệ các bộ phận chính, là mục tiêu trên cơ thể là đầu, cổ tay và thân.

Đầu được bảo vệ bằng một loại mũ đặc biệt (面 – Men -めん) với lưới sắt để bảo vệ mặt, kết cấu bằng da và bìa cứng để bảo vệ đỉnh đầu, cổ và hai bên vai.

Cẳng tay, cổ tay và bàn tay được bảo vệ bằng loại găng tay dài, dày và có đệm (小手 – kote -こて).

Phần hông được bảo vệ bằng áo giáp (胴 – dō – どう), phần eo và phía trước háng được bảo vệ bằng (垂れ – tare – たれ).

Thanh kiếm tre shinai được dùng thay thế cho thanh kiếm Nhật Katana trong tập luyện và nó được làm từ bốn thanh tre ghép lại, giữ chặt với nhau bằng các miếng da. Ngày nay còn có thêm cây Shinai được làm từ vật liệu carbon được gia cố bằng các thanh nhựa tổng. Kendoka (những người tập kendo) cũng thường sử dụng những thanh kiếm gỗ cứng (木刀-bokutou- ぼくとう) để tập luyện kata.

dung-cu-tap-luyen-kendo

III. LỄ NGHI VÀ TRIẾT LÍ CỦA KIẾM ĐẠO.

  1. Lễ nghi.

Sự tôn trọng bạn tập và thái độ nghiêm túc, ôn hòa là những lễ nghi cần thiết trong Kiếm đạo.Kiếm đạo đề cao lễ nghi ngay cả trong các trận thi đấu, với tinh thần “giao kiếm chi ái” (koken-chiai): hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau thông qua thi đấu giao hữu. Mọi môn sinh cần hiểu rõ tinh thần này và tuân thủ nghiêm ngặt các lễ nghi trong Kiếm đạo.

  1. Triết lí của kiếm đạo.

 Người học Kendo không chỉ tập luyện kỹ thuật sát thủ mà còn nhắm vào một lẽ đạo cao hơn. Bởi vậy ngay khi nhập môn , người võ sinh Kendo được truyền dạy 5 đức tính:
– Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa người khác thành người nhân hậu.
– Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng. (nhưng cũng nên lượng sức khi cần)
– Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen.
– Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời. (
– Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.

>> Xem thêm: Lễ hội Ánh Sáng ở Nhật Bản

>> Xem thêm: 80 Bộ Thủ cơ bản khi học tiếng Nhật

_Cá Xấu_

Trung tâm tiếng Nhật NEWSKY sưu tầm và tổng hợp