Người ta thường thấy trên tấm bìa hộ chiếu của người Nhật, ở ngay trung tâm có in hình ảnh của một bông hoa cúc 16 cánh. Ít ai biết rằng, hoa cúc là loài hoa từ lâu được xem như quốc hoa chính thức của đất nước này.
Hoa cúc là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ. Hoa cúc vào khoảng thế kỉ thứ VIII ( thời Heian) chỉ được trồng trong cung đình và các ngôi nhà của giới quý tộc. Hiện nay hoa cúc vẫn được xem là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản. Hằng năm, vào khoảng tháng 10, tháng 11, có không ít những lễ hội triển lãm hoa cúc được tổ chức. Điển hình là lễ hội “ Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima. Tại lễ hội này, sẽ có rất nhiều hình nhân diện trên mình những trang phục làm hoàn toàn từ hoa cúc để tái hiện lại hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật. Để làm được điều đó, phải kể đến sự tỉ mỉ, kì công của những người thợ làm vườn. Họ đã phải chuẩn bị rất lâu, phát huy tối đa tính sáng tạo mới có thể làm nên được những bộ trang phục kimono hoa cúc mang linh hồn của đất nước và để duy trì được lễ hội đã tồn tại trên 50 năm này.
Có không ít những tranh luận xoay quanh “ Hoa cúc hay hoa anh đào mới là quốc hoa của Nhật ?”. Thật ra, hoa anh đào được người dân Nhật yêu thích, hình ảnh của loài hoa này đã vươn xa ra toàn thế giới, và vì thế, nó được xem coi như loài hoa biểu trưng, mang Quốc hồn của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong Hoàng thất hay trên mặt pháp luật, hoa cúc mới được công nhận là Quốc hoa chính thức. Hình ảnh bông hoa cúc vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc huy của Nhật Bản.
Từ tháng 9 đến tháng 11, Nhật Bản bước vào mùa thu với những hàng cây, cánh rừng bắt đầu chuyển mình thay lá, rủ bỏ sắc xanh và mang lên chiếc áo mới bằng những gam màu sặc sỡ đỏ, cam, vàng khiến cho du khách say đắm. Và bên cạnh khung cảnh thiên nhiên hữu tình là rất nhiều lễ hội đặc sắc được tổ chức xuyên suốt khi thu về tại nơi đây, mà một trong số đó là lễ hội Choyo hay còn gọi là lễ hội Hoa cúc.
Anh đào, quốc hồn của xứ Mặt trời mọc
Anh đào được coi là quốc hoa của Nhật Bản. Mỗi mùa anh đào nở, người Nhật lại tổ chức những buổi tiệc ngắm hoa Anh đào. Những người già thường thích ngồi nhâm nhi chén rượu sa-kê dưới gốc Anh đào cổ thụ để thỏa sức ngắm hoa.
Từ thanh niên đến các em nhỏ và nhiều du khách đều muốn được hỏa sức vui chơi dưới những hàng Anh đào trổ hoa rực rỡ. Ngắm Anh đào nở là một lễ hội truyền thống, nét văn hóa đặc sắc có một không hai trên thế giới. Đến Nhật Bản vào mùa Anh đào nở, nhiều người sẽ có cảm giác như lạc vào vườn địa đàng, cảnh tiên nơi cõi tục.
Người dân Nhật Bản, nhất là những võ sĩ Samurai, đặc biệt yêu thích hoa Anh đào bởi cái đẹp tinh khiết nhưng mong manh của nó. Loài cây này mọc phổ biến khắp nơi trên đất nước mặt trời mọc. Tuy vòng đời của mỗi cánh hoa ngắn ngủi nhưng hình dáng trong trắng của hoa khiến người Nhật liên tưởng đến hình ảnh những võ sĩ Samurai xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Với tinh thần thượng võ, sự sống và cái chết nhiều khi đối với họ cũng nhẹ nhàng như chính những cánh hoa Anh đào, rơi xuống trong sự tinh khôi.
Trong vườn nhà, nơi góc sân, bên ruộng cải, đặc biệt là những triền sông, ven suối, mỗi độ xuân về nền đất bầu trời lại rực rỡ sắc hồng của những cánh hoa.
Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyush, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.
Hội hoa cúc
Mặc dù bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên, hoa cúc và hoa anh đào đều trở thành những loài hoa chính thức của người Nhật. Trong đó, hoa cúc được người Nhật gọi là hoa Cát Tường, biểu thị cho sự trường thọ, thanh xuân bất tử, cũng được sử dụng làm dược thảo chữa bệnh. Ngoài ra, hoa cúc còn được cho là gắn kết với Hoàng gia Nhật, cánh hoa cúc được dùng làm hình tượng của Huy chương Nhật Bản. Hoàng gia Nhật thường tổ chức một bữa yến tiệc thịnh soạn chỉ để thưởng ngoạn hoa cúc nở rực rỡ vào đúng ngày Hội hoc cúc (Choyo).
Ngày này, các cuộc triển lãm búp bê hoa cúc cũng như các hội chợ hoa cúc diễn ra tưng bừng tại nhiều nơi trên đất Nhật. Một trong số đó là Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền Inari Kasama, tỉnh Ibaraki – một trong 3 đền Inari lớn của Nhật Bản diễn ra từ ngày 15/10-15/11.
Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền này được bắt đầu từ năm 1908 do vị chủ trì của ngôi đền khởi xướng nhằm xoa dịu nỗi đau sau chiến tranh. Từ đó, như đã thành thông lệ, mỗi năm lễ hội thường diễn ra từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 tại chính ngôi đền này. Và hoa cúc dùng trong lễ hội do học sinh các trường và người dân trong thành phố trồng rồi gửi đến đền. Mỗi năm lễ hội đều có chủ đề riêng, đều xoay quanh cuộc sống của người dân và các nhân vật lịch sử.
Điểm nhấn của lễ hội là những con búp bên được khoác lên người trang phục kết bằng hoa cúc lộng lẫy với các gam màu tươi sáng và thanh thoát, mỗi năm thu hút nhiều hơn lượt khách tới tham quan.
Búp bê hoa cúc
Ở Nhật Bản, búp bê hoa cúc được gọi là Kiku Ningyo. Nghệ thuật làm búp bê bằng hoa cúc sống từ lâu đã trở thành một ngành thủ công, nghệ thuật truyền thống đặc sắc và duy nhất của Nhật Bản. Để rồi, cứ mỗi mùa thu đến, các nghệ nhân lại dâng hiến cho đời những kiệt tác bất hủ nhằm tôn vinh sắc đẹp của mùa thu.
Bằng bàn tay khéo léo và tinh tế của mình, các nghệ nhân đã “phù phép” cho những con ma-nơ-canh cứng ngắc thành những con búp bê làm từ hoa cúc sống với kích cỡ như người thật, trông rất sống động. Chính giữa bộ khung mỗi con búp bê sẽ là một khối xoắn làm từ rễ và thân cây cúc sống, chỉ để lại những bông hoa ở mặt ngoài khung, mang lại cho người xem một ấn tượng khó phai.
Hàng ngày các nghệ nhân tưới nước và chăm sóc cầu kỳ nhằm kéo dài thời gian tươi lâu của các búp bê hoa. Sự thăng hoa và tàn úa của Kiku Ningyo phản ánh các mùa trong văn hóa nhân loại. Với Kiku ningyo, nghệ thuật búp bê làm từ hoa cúc sống đã toát lên được phong cách sống của người Nhật – kiên nhẫn, tinh tế và cầu kỳ.
>> Xem thêm: Nghệ thuật trong văn hóa tặng quà cùa người Nhật
>> Xem thêm: Những câu danh ngôn tiếng Nhật ý nghĩa
***MHT***
Trung tâm tiếng Nhật NEWSKY chúc bạn học tốt
Nguồn: tổng hợp