- Lễ hội Hanami
Hanami là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản xứ sở của hoa Anh Đào tuyệt đẹp, lễ hội này diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Đây là dịp để mọi người vui chơi, tổ chức những bữa tiệc, cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đẹp tuyệt vời.
Hanami là từ được ghép bởi hai từ “Hana” có nghĩa là hoa và “Mi” có nghĩa là ngắm nhìn. Hanami có nghĩa là thưởng lãm hoa và đây cũng là tên gọi của lễ hội nổi tiếng bậc nhất nước Nhật – Lễ hội ở Nhật Bản ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp. Lễ hội ở Nhật Bản này đã có một lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm nay, và được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.
- Lễ hội Tanabata
Lễ hội Tanabata ở Nhật Bản không phải một lễ hội tình yêu mà là lễ hội kỷ niệm, một ngày cầu chúc phước lành cho người dân Nhật Bản. Mỗi khi vào ngày này, đi đến bất cứ đường phố nào đều có thể thấy những cây tre với những chiếc bùa cầu chúc treo trên cây tre và người người trong trang phục truyền thống. Còn có nhiều hoạt động âm nhạc truyền thống, biểu diễn pháo hoa… Những hoạt động lễ hội Tanabata trên khắp Nhật Bản đều không giống nhau, đều có những nét riêng.
Lễ hội Tanabata ở Sendai, tỉnh Miyagi là lễ hội Tanabata nổi tiếng nhất của Nhật Bản, với 400 năm lịch sử, không chỉ là một trong ba là lễ hội Tanabata lớn nhất Nhật Bản, mà còn là một trong ba lễ hội lớn ở vùng Đông Bắc. Lễ hội Tanabata ở Sendai tổ chức vào ngày 6 đến ngày 8 tháng 8 hàng năm, là lễ hội có quy mô lớn nhất thu hút nhiều du khách đến thăm.
- Lễ hội Obon
Trước đây ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng hiện nay nó được tổ chức vào ngày 17/7 hoặc tháng 8 dương lịch, tuỳ theo từng địa phương. Ngày lễ này gần giống với ngày xá tội vong nhân ở Việt nam, là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn tổ tiên về cúng giỗ. Nhiều nơi tổ chức vũ hội, múa các điệu múa cổ truyền (Bonodori).
Vào thời gian lễ hội người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về. Tại nhiều vùng, các đèn lồng được thả trôi trên sông. Vào dịp này, nhiều người Nhật làm việc ở xa quê hương về thăm quê hương, đi thăm mộ người thân.
- Lễ hội nông nghiệp
Với người dân Nhật Bản từ xa xưa các lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức ở các vùng, với mục đích là cầu khấn cho một vụ mùa bội thu, hoặc để cảm ơn thần linh đã cho một mùa màng thắng lợi và đồng thời cầu khấn một vụ mùa mới tốt tươi hơn.bội thu trong năm tới. Lễ hội độc đáo ở Nhật Bản này được tổ chức vào mùa thu. Vào dịp lễ hội người ta dâng lên cúng thần thành quả đầu tiên của đồng ruộng. Khi có lễ hội, cả làng tham gia và ở nhiều nơi người ta tổ chức các xe diễu hành mang hình tượng của các vị thần đi qua các phố xá. Tại cung điện của Thiên Hoàng, đích thân nhà vua đóng vai người dâng những nông sản mới thu hoạch cho thần linh.
- Lễ hội Kodomono Hi
Ngày hội cá chép hay còn gọi là ngày lễ Đoan Ngọ. Ngày lễ này không chỉ được tổ chức Trung Quốc mà còn tổ chức ở Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Nhật Bản ngày tết lễ Đoan Ngọ lại là ngày hội của cá chép. Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hằng năm tại Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma. Và ý nghĩa của lễ hội này là ngày lễ dành cho con trai trong toàn đất nước Nhật Bản.
Theo thông tục từ ngàn đời truyền đến ngày nay thì vào những dịp lễ tết này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Những hình cá chép này có tên gọi là Koi-nobori. Nhà nào có nhiều con trai thì treo nhiều cờ. Số lượng cờ tương ứng với số con trai có trong gia đình. Những dải cờ được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh. Theo truyền thuyết, người ta treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai chóng lớn và thành đạt.Cờ cá chép xuất phát từ một thuyết của người Trung Quốc (cá chép vượt vũ môn hoá rồng) và khi sang Nhật Bản, những chiếc cờ hình cá chép trở thành hình ảnh tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh. Ở Nhật Bản, những chiếc cờ cá chép được gọi là Koinobori, trong đó “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác, “koi” là cá chép. Vào ngày Tết Đoan ngọ, những chiếc cờ này được treo lên mang theo lời cầu nguyện của các bậc cha mẹ về sức khoẻ và tương lai tốt đẹp cho những con trai của họ.
- Lễ hội tuyết ở Sapporo
Lễ hội này thường được tổ chức vào những ngày trong tuần đầu tiên của tháng 2, những cuộc thi đua xe trượt tuyết do chó kéo hàng năm là hoạt động được yêu thích và được tổ chức tại Wakkanai phía bắc của đảo suốt những ngày trong tuần lễ cuối cùng của tháng 2 và thu hút rất nhiều người đăng ký dự thi từ khắp thế giới tới đây để thi đấu. Sự kiện diễn ra tại công viên Odori ở Sapporo này dự kiến thu hút hơn 2 triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Thời tiết ở Hokkaido vào mùa đông khá lạnh do ảnh hưởng của những cơn gió thổi vào từ Siberia. Thành phố Sapporo có nhiệt độ khoảng – 5 độ C và xa hơn về phía đông, thời tiết do ảnh hưởng của đại dương nên nhiệt độ thấp hơn khoảng – 30 độ C. Mùa đông tại đây có rất nhiều tuyết và những bãi trượt tuyết lớn ở đảo đã trở thành điểm thu hút hàng triệu khách du lịch tới tham quan nghỉ dưỡng mỗi năm.
- Lễ hội búp bê
Lễ hội búp bê Hina Matsuri là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản được diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hay còn gọi là lễ hội bé gái. Trong lễ hội này, người Nhật sẽ cho những con búp bê mặc những bộ quần áo Kimono cổ xưa khác nhau. Người Nhật cho rằng, hoa anh đào cũng là tượng trưng cho sự dịu dàng, tinh khiết của người phụ nữ Nhật Bản. Những món ăn đặc biệt trong lễ hội búp bê như rượu sake, cơm đậu đỏ, bánh gạo,…
Lễ hội bé gái được tổ chức nhằm cầu mong sự hạnh phúc và giàu có, may mắn cho những bé gái, xua đuổi tà ma với hi vọng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp như cánh hoa anh đào.
>> Xem thêm: Những ngày Lễ hội bằng tiếng Nhật
>> Xem thêm: Lễ hội Lồng Đèn ở Nhật Bản
***MHT***
Trung tâm tiếng Nhật NEWSKY sưu tầm và tổng hợp.